Vì sao gọi là "Lơ xe". bắt nguồn và Ý nghĩa từ?

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên như sau: “Lơ xe: Người phụ cho tài xế xe khách, thường làm những việc như soát vé, thu tiền, xếp chỗ”. Tuy nhiên, định nghĩa này lại thiếu mất một công việc rất quan trọng của lơ xe, đó là mời gọi khách.

VÌ SAO GỌI LÀ “LƠ XE”?
Ai Sài Gòn Đà Lạt không?
Hà Nội đi anh chị ơi!...
Nghe những câu này, hẳn chúng ta sẽ nhớ ngay đến người lơ xe. Thường thì ta định nghĩa lơ xe là người soát vé, nhưng thực ra không hẳn vậy. Công việc của lơ xe rộng hơn nhiều, đã được giải thích khá chi tiết trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên như sau: “Lơ xe: Người phụ cho tài xế xe khách, thường làm những việc như soát vé, thu tiền, xếp chỗ”. Tuy nhiên, định nghĩa này lại thiếu mất một công việc rất quan trọng của lơ xe, đó là mời gọi khách.
Trái với những cô tiếp viên mặc đồng phục đẹp chỉ đi qua lại kiểm vé ở một số xe buýt, các anh lơ xe lúc nào cũng phải thò tay ra ngoài cửa, vừa ngoắc vừa gào khản cổ để mời gọi mọi người. Hình ảnh này ấn tượng đến mức nhiều người đã nghĩ “lơ” là một động từ để chỉ việc mời chào khách qua đường. Thực tế không phải vậy. “Lơ” vốn có xuất xứ từ tiếng Pháp, phiên âm từ phần sau của chữ "contrôleur", tức kiểm soát viên. Chữ này hẳn có họ hàng với “controller” trong tiếng Anh, vốn dùng để chỉ người điều khiển.
Ngoài ra, người lơ xe đôi lúc còn phụ trách sửa chữa khi xe bị ăn banh (phiên từ “en panne” trong tiếng Pháp, tức bị hỏng). Tính ra lơ xe coi vậy mà cũng “đa năng” lắm!
Các anh lơ xe thường có những câu mời gọi rất ấn tượng, không biết quý độc giả có nhớ được câu nào không? ????
(Tham khảo bài viết của TS. Nguyễn Hữu Phước)



XEM CÁC TIN LIÊN QUAN MỚI NHẤT
“Dày dạn” và “Dày dặn” đâu là từ chính xác
Vì sao gọi quần đùi là quần xà lỏn?
Ý nghĩa cụm từ "Đầu trộm đuôi cướp"
"Hàm súc" và "hàm xúc", đâu là từ chính xác?


XEM CÁC TIN LIÊN QUAN CŨ HƠN
"Hàm súc" và "hàm xúc", đâu là từ chính xác?
Ý nghĩa cụm từ "Đầu trộm đuôi cướp"
Vì sao gọi quần đùi là quần xà lỏn?
“Dày dạn” và “Dày dặn” đâu là từ chính xác
Phân biệt các động từ liên quan đến ăn uống
“Sởi lởi” và “xởi lởi”, đâu mới là chính xác?